NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ KHÍ HẬU TỚI VIỆC BỐ TRÍ HỆ THỐNG CÂY TRỒNG TẠI HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngày nhận bài: 13-06-2014

Ngày duyệt đăng: 26-08-2014

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cách trích dẫn:

Huệ, A., & Hưng, L. (2024). NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ KHÍ HẬU TỚI VIỆC BỐ TRÍ HỆ THỐNG CÂY TRỒNG TẠI HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 12(5), 734–743. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/152

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ KHÍ HẬU TỚI VIỆC BỐ TRÍ HỆ THỐNG CÂY TRỒNG TẠI HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

An Thị Huệ (*) 1 , Lê Văn Hưng 2, 3

  • 1 Học viên cao học K19,Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Cục Bảo tồn đa dạng sinh học
  • Từ khóa

    Cơ cấu cây trồng, lượng mưa, năng suất, nhiệt độ

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được tiến hành ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội từ năm 2010-2011 với mục đích tìm hiểu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khí hậu đến cơ cấu sản xuất trồng trọt của huyện thông qua việc điều tra, thu thập các số liệu thống kê về tình hình sản xuất và các số liệu khí tượng thủy văn. Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng gồm: Phương pháp thu thập thông tin thông qua tập hợp tài liệu, điều tra; phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng; phương pháp tính hệ số đa dạng cây trồng theo công thức Shannon. Kết quả cho thấy, trong điều kiện khí hậu thời tiết của mười năm 2000-2010 có nhiều diễn biến bất thường (Năm 2008 nhiệt độ bình quân/năm thấp chỉ đạt 23,80C, tháng 1 nhiệt độ thấp nhất trong các năm 15,30C, tháng 10 có trận mưa cao nhất đạt trên 537mm so với lượng mưa trung bình là 576,7 mm/tháng; tháng 7 năm 2010 giữa mùa mưa nhưng không có mưa) đã tác động đến diện tích, loại cây trồng, do đó cơ cấu cây trồng thay đổi dẫn đến hệ số đa dạng sinh học (HSĐD) cây trồng của huyện cũng thay đổi. Năm 2008, HSĐD đạt thấp nhất trong vòng 10 năm qua (0,34). Trong điều kiện tác động bất thường của thời tiết cần phải đa dạng chủng loại cũng như cơ cấu cây trồng với HSĐD cao để đạt được năng suất ổn định, mang lại hiệu quả cao và đáp ứng được mục tiêu phát triển của huyện.

    Tài liệu tham khảo

    Lê Quý An (1999). Chính sách môi trường và phát triển lâu bền của Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật,tr.14-21.

    Ninh Khắc Bản (2002). “Bảo tồn đa dạng sinh học qua hệ thống canh tác trang trại”, Hội thảo quốc gia: Nâng cao nhận thức về sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở Việt Nam, Phòng Giáo dục đào tạo và Thông tin tư liệu - Vụ Môi trường.

    Báo cáo của Phòng Nông nghiệp huyện Thạch Thất năm 2011.

    Báo cáo của Phòng kinh tế huyện Thạch Thất năm 2005, 2006, 2008, 2009, 2010.

    Nguyễn Tất Cảnh, Trần Thị Hiền, Nguyễn Xuân Mai (2008). Giáo trình hệ thống canh tác, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

    Bộ Tài nguyên và Môi trường(2008). Báo cáo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.

    Bùi Huy Đáp (1972). Xác định cơ cấu các vụ sản xuất, thực hiện cuộc biến đổi cách mạng trong cơ cấu trồng trọt, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, tr.464-467.

    Trần Đức Hạnh, Văn Tất Tuyên, Đoàn Văn Điếm, Trần Quang Tộ (1997). Giáo trình khí tượng nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

    Niên giám thống kê huyện Thạch Thất 2011.

    Phạm Chí Thành, Phạm Tiến Dũng, Đào Châu Thu, Trần Đức Viên (1996). Hệ thống nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

    Trần Thục, Nguyễn Văn Thắng, Ngô sỹ Giai (2011). Phương pháp ứng dụng thông tin khí hậu trong đánh giá những tác động tiềm tàng đến ĐDSH ở Việt Nam.Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường.

    Phạm Đức Thi (2011). Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với các vùng khí hậu theo kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam.TTKHCN khí tượngthủy văn và môi trường.

    Pimbert, M. (1999). Agricultural Biodiversity Conference Background Paper No.1 to Netherlands Conference on the Multifunctional Character of Agriculture and Land. FAO, Maastrich.