CHỌN TẠO GIỐNG HOA LAN HUỆ (HIPPEASTRUM HERB.) MỚI BẰNG PHƯƠNG PHÁP LAI HỮU TÍNH GIỮA NGUỒN GEN BẢN ĐỊA VÀ NHẬP NỘI Ở VIỆT NAM

Ngày nhận bài: 25-04-2014

Ngày duyệt đăng: 15-07-2014

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Phượng, P., Hằng, T., & Liết, V. (2024). CHỌN TẠO GIỐNG HOA LAN HUỆ (HIPPEASTRUM HERB.) MỚI BẰNG PHƯƠNG PHÁP LAI HỮU TÍNH GIỮA NGUỒN GEN BẢN ĐỊA VÀ NHẬP NỘI Ở VIỆT NAM. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 12(4), 522–531. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/128

CHỌN TẠO GIỐNG HOA LAN HUỆ (HIPPEASTRUM HERB.) MỚI BẰNG PHƯƠNG PHÁP LAI HỮU TÍNH GIỮA NGUỒN GEN BẢN ĐỊA VÀ NHẬP NỘI Ở VIỆT NAM

Phạm Thị Minh Phượng (*) 1 , Trần Thị Minh Hằng 1 , Vũ Văn Liết 1

  • 1 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Bản địa, hoa lan huệ, hoa loa kèn đỏ, lai hữu tính, nguồn gen, nhập nội

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu lai tạo ra được các tổ hợp lai (THL) hoa lan huệ mới có màu sắc/hình dạng khác biệt để có thể phát triển cho sản xuất trong nước. Phương pháp lai hữu tính được sử dụng để lai 3 mẫu giống thu thập trong nước là H109, H112 và H126 (làm mẹ) với ba giống nhập nội từ Nhật Bản là H. elvas, H. suzana và H. splash. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy khả năng lai hữu tính tạo giống hoa lan huệ từ vật liệu di truyền trong nước với nguồn nhập nội từ Nhật Bản. Tỷ lệ hạt chắc ở mức thấp đến trung bình (26,9 - 55,9%) và tỷ lệ nảy mầm của hạt lai từ trung bình đến cao (52 - 85,75%). Tuy nhiên do lan huệ là cây sinh sản hữu tính và có khả năng nhân giống vô tính nên các kết quả trên hoàn toàn đảm bảo cho sự thành công của các phép lai. Các THL tạo ra đều có khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện Gia Lâm, Hà Nội và 3 THL đã ra hoa sau 20 - 21 tháng gieo hạt. Những THL cho hoa đẹp, hình dạng hoa mới lạ gồm THL9-5 hoa dạng hình tam giác, cánh bán kép (8-9 cánh/bông), đường kính hoa trung bình 17,2cm, màu cánh đỏ đậm (45B) và THL4-7 hoa dạng hình tròn, cánh đơn, đường kính hoa trung bình 19,5cm, màu cánh hồng sen (53D), cánh hoa xếp cân đối. Hai THL có chiều cao ngồng ở mức trung bình nên có tiềm năng sử dụng sản xuất hoa trồng chậu ở nước ta. Đây là các kết quả nghiên cứu đầu tiên được công bố về kết quả lai tạo hoa lan huệ, đặc biệt tạo dạng hình cánh bán kép ở Việt Nam.

    Tài liệu tham khảo

    Banerji, B.K., A. Batra, M. Saxena and A.K. Dwivedi (2011). Morphological, anatomical and palynological characterizations of Hippeastrumcultivars. Herbertia, 65:297-308.

    Dole, J. M. and H. F. Wilkins (2004). Hippeastrum. In “Floriculture: Principles and Species”, PearsonEducation, Inc., Upper Saddle River, New Jersey (United States) pp. 588-592.

    Griesbach R.J., F. Meyer and H. Koopowitz (1993). Creation of New Flower Colors in OrnithogalumVia Interspecific Hybridization, J. AMER. Soc. HORT. SCI. 118(3): 409-414.

    Meerow, A. W. (1988). New trends in amaryllis (Hippeastrum) breeding. Proc. Fla. State Hort. Soc., 101: 285-287.

    Merrow, A. W. (1990). Breeding of new hippeastrum cultivars using diploid species I. The F-1 evaluation. Proc. Fla. State. Hort. Soc. 103: 168 –170.

    Merrow, A. W. (2000). Breeding amaryllis. In “Breeding Ornamental plants”, ed. by C.J. Dorothy and C. M. Breett. Timber press.pp. 174-195.

    Ninh Thị Thảo, Nguyễn Thị Cúc, Nguyễn Hạnh Hoa, Nguyễn Thị Phương Thảo (2009). Bước đầu nghiên cứuquy trình nhân nhanh in –vitrocây hoa loa kèn đỏ nhung Hippeastrum equestreHerb. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 7(4): 453-459.

    Ninh Thị Thảo, Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Hạnh Hoa (2010). Nghiên cứuquy trình nhân nhanh in –vitrocây lanhuệ mạng (H. reticulatumvar. striatifolium). Tạp chí Khoa học và Phát triển,8(3): 426-432.

    Nguyễn Hạnh Hoa và Quách Thị Phương (2010). Nghiên cứu sinh học ra hoa, khả năng thụ phấn, thụ tinh của một số loài cây hoa thuộc chi Hippeastrum phục vụ chọn tạo giống. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ 1 tháng 7, tr. 16-21.

    Okubo, H. (1993). Hippeastrum (Amaryllis). In “The Physiology of Flower Bulbs”, ed. by A. D. Hertogh and M. L. Nard. Elsevier, Amsterdam (The Netherlands) pp. 321-324.

    Phạm Thị Minh Phượng và Trần Thị Minh Hằng (2014). Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây lanhuệ (Hippeastrumsp.) bằng phương pháp chẻ củ. Kỳ 1 tháng 5 năm 2014. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ 1 tháng 5, tr. 32-39.

    Read, V.M. (2004). Hippeastrum: The gardener’s amaryllis. Royal Horticultural Society Plant Collector Guide. Timber Press, Cambridge (UK).

    Rees, A. (1992). Ornamental bulbs, corms and tubers. In “Crop Production Science Horticulture 1”, No. 1, CAB International, Wallingford (UK) pp. 36.

    Rout GR, Samantaray S, Mottley J, Das P. (1999). Biotechnology of rose: a review of recent progress. Scientia Horticulture 81: 201-228.

    Silberbush, M., J. E. Ephrath, C. Alekperov and J.B. Asher (2003). Nitrogen and potassium fertilization interactions with carbon dioxide enrichment in Hippeastrum bulb growth. Sci. Hortic., 98: 85- 90.

    Song E. Y.,Kim S. C., Chun, S. J. and Jang K. C. (2009). Anew bright orange red amaryllis ‘Sanho’ with middle flower. Kor. J. Hort. Sci. Technol. 27(1): 163-166.

    Traub, H. P. and H. N. Moldenke (1949). Amaryllidaceae: Tribe Amaryllis. Amer. Plant Life Soc., La Jolla (United States), 194: 133-134.

    UPOV (2001). Amaryllis. Guidelines for the conduct of test for hippeastrum (HippeastrumHerb) distinctness, uniformity and stability.

    Van Tuyl J.M. (2012). Flower Breeding and Genetics. Lecture at the Plant Breeding, Plant Science Group, Wageningen University.