PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ SHAN TUYẾT: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA

Ngày nhận bài: 07-03-2022

Ngày duyệt đăng: 27-09-2022

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Ninh, H., Tín, T., Thảo, L., & Chinh, M. (2024). PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ SHAN TUYẾT: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 20(11), 1528–1539. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1072

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ SHAN TUYẾT: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA

Hồ Ngọc Ninh (*) 1, 2 , Trương Ngọc Tín 1 , Lại Phương Thảo 3 , Mùa A Chinh 4

  • 1 Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Du lịch và Ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 4 UBND xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
  • Từ khóa

    Chè Shan tuyết, phát triển sản xuất, Bắc Yên

    Tóm tắt


    Nghiên cứu nhằmphân tích thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất chè Shan tuyết tại huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Nghiên cứu đã khảo sát 90 tác nhân là hộ sản xuất chè Shan tuyết, 15 cán bộ quản lý nhà nước và 5 đơn vị cung ứng đầu vào và tiêu thụ chè Shan tuyết tại huyện Bắc Yên. Phương pháp thống kê mô tả, so sánh và hạch toán chi phí và kết quả sản xuất được sử dụng nhằm đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè Shan tuyết tại huyện Bắc Yên. Kết quả cho thấy, năng suất chè Shan tuyết của huyện còn thấp, công nghệ chế biến và bảo quản chủ yếu là thủ công và còn lạc hậu. Bên cạnh đó, các hỗ trợ thời gian qua còn chưa kịp thời và định mức còn thấp, hạ tầng vùng chè còn thiếu và yếu, kết nối thị trường yếu nên hiệu quả sản xuất chè Shan tuyết còn thấp so với tiềm năng. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất chè Shan tuyết ở huyện Bắc Yên được đề xuất gồm: quy hoạch vùng chè, đầu tư cho hạ tầng, tăng cường khuyến nông và chuyển giao cộng nghệ, hỗ trợ vốn, xúc tiến thương mại và phát triển chè gắn với phát triển du lịch.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ NN&PTNT (2008). Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau và chế biến chè an toàn (Ban hành kèm QĐ số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008).

    Bui H.T.M. & Nguyen H.T.T (2021). Factors influencing farmers’ decision to convert to organic tea cultivation in the mountainous areas of northern Vietnam. Organic Agriculture. 11: 51-61, https://doi.org/10.1007/s13165-020-00322-2.

    Chính phủ (2013). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020 (Ban hành kèm QĐ số 1959/QĐ-TTg ngày 29/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ).

    HĐND huyện Bắc Yên (2011). Đề án “Cải tạo phục tráng, phát triển xây dựng nhãn hiệu hàng hoá Chè Shan tuyết đặc sản Tà Xùa-Bắc Yên giai đoạn 2013-2018 (Ban hành kèm theo NQ số 25/2011/NQ-HĐND ngày 23/12/2011 của Hội đồng nhân dân huyện Bắc Yên).

    HĐND tỉnh Sơn La (2018). Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản an toàn trên địa bàn tỉnh Sơn La (Ban hành kèm theo NQ Nghị quyết số 76/2018/NQ-HĐND ngày 4/4/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La).

    HĐND tỉnh Sơn La (2020). Chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La (Ban hành kèm NQ số 128/2020/NQ-HĐND ngày 17/2/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La).

    Huong N.T.L., Fahad S., Ninh H.N., Tuan N.A., Dung P.V., Ha N.T.V., Phong D.H., Chung D.K. & Nguyen TT. (2022). Crop farming and technical efficiency of tea production nexus: An analysis of environmental impacts. Journal of the Saudi Society ofAgricultural Sciences. doi.org/10.1016/j.jssas.2022.09.001.

    Lê Anh (2021). Bài 1: Thực trạng ngành sản xuất chè Việt.Truy cập từhttps://dangcongsan.vn/kinh-te/bai-1-thuc-trang-nganh-san-xuat-che-viet-581773.htmlngày 1/12/2021.

    Le V.S., Lesueur D., Herrmann L., Hudek L., Quyen L.N. & Brau L. (2021) Sustainable tea production through agroecological management practices in Vietnam: a review.Environmental Sustainability. 4: 589-604. doi.org/10.1007/s42398-021-00182-w.

    Nguyễn Thị Phương Loan (2016). Nghiên cứu sinh thái nhân văn làng nghề sản xuất chè Shan Tuyết tại xã Nà Chì, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Các Khoa học Trái đất và Môi trường. 32(1S): 267-273.

    Phòng NN&PTNT huyện Bắc Yên (2019). Báo cáo về việc thực hiện các mô hình hỗ trợ sản xuất chè trên địa huyện giai đoạn 2015-2019.

    Phòng NN&PTNT huyện Bắc Yên (2020a). Đánh giá hiệu quả Đề án “Cải tạo phục tráng, phát triển xây dựng nhãn hiệu hàng hoá Chè Shan tuyết đặc sản Tà Xùa, đề xuất phương án, giải pháp thực hiện trong thời gian tới (Ban hành kèm BC số 39/BC-PNN ngày 16/04/2020).

    Phòng NN&PTNT huyện Bắc Yên (2020b). Tổng kết nông nghiệp, nông thôn năm 2020, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2021 (Ban hành kèm BC số 168/BC-PNN ngày 16/11/2020).

    To The N. & Nguyen Tuan A. (2019). Efficiency and adoption of organic tea production: Evidence from Vi Xuyen district, Ha Giang province, Vietnam. Asia-Pacific Journal of Regional Science. 3: 201-217. doi.org/10.1007/s41685-018-0092-2.

    Tran T., Branca G., Arslan A. & Van Mai T. (2016). Value chain analysis of climate-smart Shan tea production in the northern mountainous region of vietnam. Italian Review of Agricultural Economics. 71(1): 155-169.

    UBND huyện Bắc Yên (2012). Đề cương nhiệm vụ, Dự toán kinh phí lập Quy hoạch cải tạo, phục tráng, phát triển vùng sản xuất Chè Shan tuyết đặc sản Tà Xùa- Bắc Yên (Ban hànhkèm QĐ số 1244/QĐ - UBND ngày 11/6/2012).

    UBND huyện Bắc Yên (2020). Kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2020 trên địa bàn huyện Bắc Yên (Ban hành kèm QĐ số 2425/BC-UBND ngày 17/12/2020).