Ngày nhận bài: 05-06-2022
Ngày duyệt đăng: 27-09-2022
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ DÒNG/GIỐNG HOA HIÊN(Hemerocallissp.)TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI
Từ khóa
Hoa Hiên, Hemerocallis, sinh trưởng, phát triển
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm lựa chọn vật liệu mới có các đặc điểm nổi trội về khả năng sinh trưởng, màu sắc, hình dạng và kích thước hoa phục vụ công tác phát triển giống hoa Hiên trang trí ở Việt Nam. Thí nghiệm được bố trí tuần tự không nhắc lại trên 16 dòng hoa Hiên lai và 3 giống hoa Hiên. Mỗi dòng/giống trồng 15 khóm, mỗi khóm 2 thân. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm chiều cao cây (cm), số lá/thân, số ngồng/thân, kích thước ngồng (cm), số nụ/ngồng, khối lượng nụ (g), kích thước hoa (cm)... Kết quả cho thấy tất cả các dòng/giống hoa Hiên đều có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt tại Hà Nội. Chiều cao cây từ 46cm (193-9) đến 116,3cm (133-13), chiều cao ngồng hoa từ 38,7cm (193-9) đến 110 cm (133-5), đường kính hoa từ 12,5cm (NB2) đến 18,5cm (133-13). Màu hoa thuộc 3 nhóm đỏ, vàng và cam với cách phối màu đa dạng trên cánh hoa. Độ bền một ngồng hoa từ 7 ngày (188-1) đến 21 ngày (133-3) và độ bền khóm hoa từ 12 ngày (NB2) đến 31 ngày (133-3). Dựa trên các thông số về sinh trưởng và phát triển của cây hoa Hiên, 12 dòng/giống triển vọng đã được lựa chọn gồm193-3, 183-4, 188-1, 133-3, 133-8, 133-10, 133-13, K15, K16, 133-12, NN03 và KC19.
Tài liệu tham khảo
American Daylily Society (2022). Daylily database. Retrieved from https://www.daylilies.org/DaylilyDB/ on 9 January 2022.
Cui H.L., Zhang Y.A., Shi X.L., Gong F.F., Xiong X., Kang X.P., Xing G.M. & Li S. (2019). The numerical classification and grading standards of daylily (Hemerocallis) fl ower color. PLoS One.14:e0216460, https://doi.org/10.1371/journal.pone.0216460.
Dunwell W.C. (1998). Hcznemcallis(clavlily) propagation. Perennial Plants.6(1): 9-13.
Erhardt W. (1992). Hemerocallis(daylilies). Timber Press, Portland, OR.
Gulia S.K., Singh B.P. & Carter J. (2009). Daylily: Botany, prop-agation, breeding. Hort. Rev.35: 193-220.
Griesbach R.J. (2004). Hemerocallis L. ‘Chesa- peake Belle’. HortScience 39:190-191. doi.org/10.21273/hortsci.39.1.190.
Keene S.A., Johnson T.S., Sigler C.L., Kalk T.N., Genho P. & Colquhoun T.A. (2020). A survey of the floral volatile profiles of daylily species and hybrids. J. Amer. Soc. Hort. Sci. 145:120-130. doi.org/10.21273/jashs04833-19.
Li F.Y., Wang L., Liu Zh.Y, Ye W.B., Yan L., Yang J., Chen X., Men W.J. & Fan L.J. (2022). Hemerocallis‘Xuan Cai Jin Huang’: A New Daylily Cultivar. Hort Science 57(4):516-517.doi.org/10.21273/ hortsci16379-21.
Mueller D.S., Williams-Woodward J.L. & Buck, J. W. (2003). Resistance of Daylily Cultivars to the Daylily RustPathogen,Puccinia hemerocallidis.HortScience HortSci.38(6):1137-1140. doi.org/10.21273/HORTSCI.38.6.1137.
Nguyễn Thị Đỏ (2007). Thực vật chí Việt Nam(Tập 8: BộLoa Kèn -Liliales).Nhà xuất bảnKhoa học và Kỹ thuật,Hà Nội.
Petit T.L & Callaway D.J. (2008). Breeding Daylilies (Hemerocalis). In: Breeding ornamental plant. Edited by Dorothy J. Callway and M. Brett Callaway.
Phạm Hoàng Hộ (1993). Cây cỏ Việt Nam(Quyển III- Tập I). Nhà xuất bảnTrẻ, thành phốHồ Chí Minh.
Phạm Thị Minh Phượng (2015). Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số mẫu giống hoa hoa Hiên (Hemerocallissp.) thu thập tại Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 21:32-38.
Phạm Thị Minh Phượng &Trịnh Thị Hằng (2015). Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số giống hoa hoa Hiên nhập nội tại Gia Lâm, Hà Nội. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 23:44-51.
Rodriguez-Enriquez M.J. & Grant-Downton R.T. (2013). A new day dawning: Hemerocallis (daylily) as a future model organism. AoB Plants.5:pls055. doi.org/10.1093/aobpla/pls055
USDA (2021).Floriculture Crops Summary. National Agricultural statistics service (ISSN:1949-0917).