ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP

Ngày nhận bài: 08-04-2014

Ngày duyệt đăng: 13-05-2014

DOI:

Lượt xem

5

Download

1

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Hồng, Đồng, & Thuận, N. (2024). ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 12(3), 429–437. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/103

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP

Đồng Thị Vân Hồng (*) 1 , Ngô Thị Thuận 2

  • 1 Khoa Kế toán, Trường Cao đẳng nghề Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn
  • 2 Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Đại học Nông nghiệp Hà Nội
  • Từ khóa

    Cao đẳng nghề, đồng bằng sông Hồng; hội nhập, năng lực, kiểm định chất lượng, tiêu chí

    Tóm tắt


    Mặc dù có những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp đào tạo nguồn lao động chất lượng cao của các ngành kinh tế, các trường cao đẳng nghề đang đứng trước các thách thức về chất lượng đào tạo và khả năng cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Kết quả đánh giá cho thấy, năng lực các trường cao đẳng nghề đạt 82/100 điểm, thuộc cấp độ 3 (cấp độ khá tốt). Số điểm này thể hiện trên ba phương diện: Tổ chức & quản lý; Đào tạo; Cơ sở vật chất theo bộ tiêu chí kiểm định chất lượng đào tạo nghề. Trong 3 phương diện, mức độ đạt so với điểm chuẩn về năng lực tổ chức và quản lý của các trường là cao nhất 86,4%, về năng lực đào tạo mới đạt 80,8%; Năng lực cơ sở vật chất đạt 79,6%. Các trường cao đẳng nghề thuộc loại hình công lập, do các bộ chủ quản và UBND tỉnh quản lý có năng lực cao hơn các trường dân lập và do doanh nghiệp quản lý. Với 9 tiêu chí, tiêu chí 1 về mục tiêu & nhiệm vụ, mức độ đạt so với điểm chuẩn là cao nhất 93,2%; thấp nhất là tiêu chí 6 về thư viện mới đạt 61,7%. Ở 50 tiêu chuẩn đánh giá, một số tiêu chuẩn mức độ đạt rất thấp so với yêu cầu như: số lượng giáo trình, bài giảng đạt 20%; Chất lượng giáo trình bài giảng đạt 40%; Dự toán tài chính đạt 40,3%; Đào tạo liên thông liên kết đạt 45%; Hợp tác quốc tế và điệu kiện ăn ở mới đạt 55%. Kết quả đánh giá này là căn cứ thực tiễn quan trọng để tìm giải pháp nâng cao năng lực các trường CĐN nhằm phát triển đào tạo nghề một cách bền vững.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Chính trị (2009). Kết luận số 242-TB/TW, ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 2 (khoá VIII) phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020.

    Bộ Lao động TB và XH (2008). Chương trình đào tạo kiểm định viên kiểm định chất lượng dạy nghề.

    Bộ Lao động TB và XH (2008). Quy định về hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường cao đẳng nghề, ban hành kèm theoquyết định số 02/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 17/1/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động TB và XH.

    Bộ Lao động TB và XH (2011). Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề giai đoạn 2011-2020.

    Bộ Lao động TB và XH (2011), Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020.

    Bộ Lao động TB và XH (2013). Quyết định số 784/QĐ-LĐTBXH ngày 21 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ LĐTB và XH phê duyệt 40 trường CĐN tập trung đầu tư thành trường nghề chất lượng cao đến năm 2020.

    Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Tổng cục dạy nghề (2012). Tài liệu kiểm định các trường Cao đẳng nghề vùng ĐBSH năm 2012.