Ngày nhận bài: 03-04-2014
Ngày duyệt đăng: 15-05-2014
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH TRỒNG XEN MẮC CA TRONG VƯỜN CÀ PHÊTRÊN ĐẤT ĐỎ BAZAN TẠI HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐẮK LẮK
Từ khóa
Đất đỏ bazan, huyện Krông Năng, mắc ca, trồng xen
Tóm tắt
Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình trồng mắc ca xen với cà phê ở các độ tuổi khác nhau trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk cho thấy mô hình trồng xen này đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn rõ rệt so với mô hình trồng xen tiêu và trồng cà phê thuần. Trồng xen từ 185 cây mắc ca/ha đã không làm ảnh hưởng đến năng suất cà phê (4,10-4,35 tấn nhân/ha) mà còn thu thêm bình quân 2,81 tấn hạt mắc ca/ha/năm. Lợi nhuận của mô hình trồng xen mắc ca cao hơn 193,56% so với mô hình trồng cà phê thuần. Mô hình mắc ca năm thứ 9 (trồng xen năm 2004) cho tổng giá trị sản phẩm 396,17 triệu đồng, tổng chi phí 101,70 triệu đồng, lãi 294,47 triệu đồng/ha/năm. Trong khi đó mô hình trồng cà phê thuần chỉ lợi nhuận từ 92,87-100,37 triệu đồng/ha/năm. Hiệu quả sử dụng vốn của mô hình trồng xen mắc ca trong vườn cà phê năm thứ 4 là 2,34 lần và năm thứ 9 là 3,9 lần, trong khi trồng xen tiêu trong vườn cà phê chỉ cho hiệu suất đồng vốn 2,73 lần.
Tài liệu tham khảo
Chi cục Thống kê huyện Krông Năng (2013). Niên giám thống kê năm 2012, Krông Năng.
Quyền Đình Hà (2005). Kinh tế sử dụng đất, Bài giảng cao học, Trường Đại học Nông nghiệp-Hà Nội.
Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp miền Trung (2010). Bản đồ đất bổ sung huyện Krông Năng tỷ lệ 1/50.000. Bản đồ, Nha Trang.
Hoàng Hòe-Martin Novak, Kim Wilson, Kim Jones (2010). Sách hướng dẫn trồng cây và quản lý vườn cây Mắc ca, Dự án Card 037/05/VIE.
Trần Vinh (2011). Nghiên cứu chọn lọc các giống mắc ca thích hợp với điều kiện Tây Nguyên và khả năng phát triển cây mắc ca bằng phương thức trồng xen. Báo cáo tổng kết, kết quả nghiên cứu khoa học-Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên.