ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA GÀ HẮC PHONG

Ngày nhận bài: 17-12-2021

Ngày duyệt đăng: 05-04-2022

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Giang, N., Giang, N., Thông, N., Vinh, N., & Đăng, P. (2024). ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA GÀ HẮC PHONG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 20(6), 722–731. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1002

ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA GÀ HẮC PHONG

Nguyễn Thị Phương Giang (*) 1 , Nguyễn Thị Châu Giang 1 , Nguyễn Văn Thông 1 , Nguyễn Thị Vinh 1 , Phạm Kim Đăng 2, 1

  • 1 Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Phòng Thí nghiệm Trung tâm, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Gà Hắc Phong, đặc điểm sinh học, sinh trưởng

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá một số đặc điểm sinh học và khả năng sinh trưởng của gà Hắc Phong. Tổng số 100 gà Hắc Phong (50 trống, 50 mái) 1 ngày tuổi được nuôi tại khu Trại thực nghiệm, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Gà được nuôi dưỡng và chăm sóc theo tiêu chuẩn của gà lông màu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, gà Hắc Phong có thân hình nhỏ; gà trưởng thành (20 tuần tuổi) có bộ lông toàn thân màu đen, xước; da, thịt, xương đều có màu đen; đa số gà có mào nụ màu đen tím; chân 5 ngón; 100% gà mái có chỏm lông đầu bông xù. Gà Hắc Phong có tỉ lệ nuôi sống đến tuần 20 tương đối cao (96%). Kích thước dài thân của gà trống giai đoạn 8, 12 và 16 tuần tuổi lần lượt là 13,00cm; 16,30cm; 18,14cm và dài hơn so với ở gà mái là 10,76cm; 15,57cm; 16,20cm (P<0,05). Khối lượng cơ thể gà trống và gà mái ở 20 tuần tuổi lần lượt đạt 1.381,90g và 1.150,49g. Tiêu tốn thức ăn từ giai đoạn 1 đến 20 tuổi là 4,58kg thức ăn/kg tăng khối lượng.

    Tài liệu tham khảo

    Đỗ Võ Anh Khoa, Trương Văn Phước, Nguyễn Nhựt Xuân Dung, Phạm Ngọc Thảo Vy, Nguyễn Thị Kim Khang, Nguyễn Huy Tưởng, Phan Thị Trúc Giang&Nguyễn Thảo Nguyên (2018). Năng suất và phẩm chất thịt của gà ác mái qua các tháng tuổi. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi. 229: 8-11.

    Haunshi S., Niranjan M., Shanmugam M., Padhi M.K., Reddy M.R., Sunitha R., Rajkumar U.&Panda A.K. (2011). Characterization of two Indian native chicken breeds for production, egg and semen quality, and welfare traits. Journal of Poultry Science.90:314-320.

    Jaturasitha S., Leangwunta V., Leotaragul A., Phongphaew A., Apichartsrungkoon T., Simasathitkul N., Vearasilp T., Worachai L. &ter Meulen U.U. (2002). A comparative study of Thai native chicken and broiler on productive performance, carcass and meat quality. Page 146 in Deutscher Tropentag 2002: Challenges to Organic Farming and Sustainable Land Use in the Tropics and Subtropics. Book of Abstracts. A. Deininger, ed. Univ. Kassel, Germany. Witzenhausen, Germany.

    Nguyễn Huy Đạt, Vũ Thị Hưng, Hồ Xuân Tùng&Nguyễn Thành Đông (2005). Nghiên cứu chọn lọc nâng cao năng suất giống gà Ri vàng rơm. Tóm tắt báo cáo khoa học năm 2004, Viện Chăn nuôi.

    NguyễnBá Mùi &Phạm Kim Đăng(2016). Khả năng sản xuất của gà ri và con lai (Ri-Sasso-Lương Phượng) nuôi tại An Dương, Hải Phòng. Tạp chí Khoa Học Nông nghiệp Việt Nam. 14(3): 392-399.

    Nguyễn Thị Phương, Nguyễn văn Duy &Vũ Đình Tôn (2017). Khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của gà H'Mông nuôi theo phương thức công nghiệp. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.15(4): 438-445.

    NguyễnHoàng Thịnh, Nguyễn Thị Vinh, Phan Thanh Lâm, Mai Thị Thanh Nga&Bùi Hữu Đoàn (2020). Đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của gà Bang Trới.Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 18(10): 812-819.

    NguyễnHoàng Thịnh, Phạm Kim Đăng, Vũ Thị Thuý Hằng, Hoành Anh Tuấn &Bùi Hữu Đoàn (2016). Một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của gà nhiều ngón nuôi tại rừng quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 14(1): 9-20.

    Phạm Công Thiếu, Vũ Ngọc Sơn, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Viết Thái&Trần Kim Nhàn (2009). Bước đầu chọn lọc nâng cao năng suất chất lượng gà H'Mông.Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi.18:9-16.

    Phạm Công Thiếu, Nguyễn Hữu Cường, Nguyễn Quyết Thắng, Trần Quốc Hùng, Nguyễn Thị Thanh Vân, Cao Thị Liên, Lê Tuấn Việt&Nguyễn Công Định (2018). Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà Hắc Phong. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi.84: 53-61.

    PhùngĐức Tiến, Nguyễn Duy Điều, Nguyễn Thị Mười, Nguyễn Thị Tình, Nguyễn Thị Kim Oanh, Đỗ Thị Sợi &Lê Tiến Dũng (2010).Khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà ác Việt Nam và gà ác Thái Hòa.Viện chăn nuôi - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. 24.

    TrầnThị Mai Phương &Lê Thị Biên(2007). Kỹ thuật chăn nuôi gà đặc sản (gà ác, gà H'Mông).Nhà xuất bản Nông nghiệp.

    VõThị Trọng Hoa, Vương Thị Ngọc Thảo, Võ Thị Thảo Linh&Đặng Thị Ngọc Hà (2019). Study on growth characteristics and production ability of H’mong chicken raised in Binh Dinh province. Journal of Science-Quy Nhon University. 13(3): 113-121.